Banner
  • anh 1
  • Slide1
  • anh2
Hỗ trợ trực tuyến
091.351.2688
LS. Vũ Thị Nga
Giám Đốc
Trưởng VP Luật sư - 0913512688 . 0986363199
Đang online: 1
Tổng truy cập: 2671240
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ, BỒI THƯỜNG NGOÀI HỢP ĐỒNG - NHỮNG BẤT CẬP, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
(Ngày đăng: 18/07/2014 - Lượt xem: 19490)
edf40wrjww2ITEMS:VICONTENT
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ, BỒI THƯỜNG NGOÀI HỢP ĐỒNG - NHỮNG BẤT CẬP, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
(Ngày đăng: 15/07/2014 - Lượt xem: 57)

Ngày 10/7 vừa qua, tại hội trường khách sạn Sofitel, số 1 đường Thanh Niên, Tây Hồ, Hà Nội, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý dự thảo Luật dân sự. Tham dự buổi Hội thảo, Luật sư Vũ Thị Nga – Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLSVN đã có bài tham luận với tựa đề “Bàn về trách nhiệm dân sự - bồi thường ngoài hợp đồng - Những bất cập và giải pháp hoàn thiện”.

Đến dự Hội Thảo có PGS. TS Hoàng Thế Liên Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Tiến sĩ Phạm Tuấn Khải - Vụ trưởng Vụ pháp luật Văn phòng Chính phủ, TS.PGS Phùng Trung Tập - trưởng bộ môn Dân sự Đại học Luật Hà Nội, đại diện Trung tâm Tư vấn pháp luật Liên đoàn Luật sư Việt nam, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và đại diện các Bộ - Ban, nghành…

LS. Vũ Thị Nga - Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLSVN (Hàng đầu tiên, thứ 2 từ trái qua) tham dự Hội thảo  

Bài tham luận với tựa đề "Bàn về trách nhiệm dân sự -  Bồi thường ngoài hợp  đồng - Những bất cập và giải pháp hòan thiện" của Luật sư Vũ Thị Nga - Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLSVN được các đại biểu đánh giá cao. Dưới đây là nội dung bài tham luận:  

 

THAM LUẬN

 BÀN VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ - BỒI THƯỜNG NGÒAI HỢP ĐỒNG - NHỮNG BẤT CẬP, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

(Luật sư Vũ Thị Nga – Phó Giáđc Trung tâm Tư vấn Pháp luật Liên đoàn Luật sư Việt nam)

 

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG NGOÀI HỢP ĐỒNG

    Trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng là một trong những chế định pháp luật quan trọng, được qui định tại Chương XXI của BLDS năm 2005 nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi có thiệt hại xảy ra. Cùng với thời gian, pháp luật về chế định này đã trải qua nhiều gian đoạn phát triển, kế thừa được tinh hoa, tiến bộ của pháp luật thời kỳ trước nhưng đồng thời cũng nảy sinh nhiều vấn đề, bất cập khi đối mặt với sự đi lên, sự toàn cầu hóa của xã hội, khoa học kĩ thuật. Việc nghiên cứu chuyên sâu về các khía cạnh của chế định này, tiếp cận với những bất cập đang tồn tại hiện nay sẽ là chìa khóa để chúng ta bổ sung, hoàn thiện qui định pháp luật về trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng trong Dự thảo sửa đổi BLDS sắp tới đồng thời bảo vệ một cách tốt nhất những quyền và lợi ích mà các chủ thể đáng được hưởng khi xảy ra thiệt hại, hướng đến xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

II. ĐÁNH GIÁ NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC,  NHỮNG  TON TAI  VÀ NGUYÊN NHÂN

1.      Những mặt đạt được.

      Kể từ khi Bộ luật dân sự năm 2005 và một số văn bản hướng dẫn thi hành ra đời (Nghị quyết số 03/2006/NQ – HĐTP ngày 8/7/2006...) , các qui định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã thực sự đi vào đời sống và nhận được nhiều sự quan tâm của các tầng lớp xã hội. Với hệ thống qui phạm cơ bản, rõ ràng, đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn đề, pháp luật về Bồi thường ngoài hơp đồng đã thực sự phù hợp với thực tế, đặc biệt là đã thể hiện những quan điểm đổi mới phù hợp với cơ chế mới – cơ chế thị trường và tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.

      Không chỉ vậy, các qui định của pháp luật về Bồi thường ngoài hợp đồng  cũng đã tạo được khung pháp lí  khả thi, phần nào tạo thuận lợi cho công tác giải quyết của Tòa án cũng như các cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo hiệu quả những quyền và lợi ích mà nhân dân đáng được hưởng khi xảy ra thiệt hại.

      Tuy nhiên, song song với những mặt tích cực đó,trong quá trình triển khai trên thực tiễn, việc thực hiện, giải quyết các vụ kiện cáo liên quan đến Bồi thường thiệt hại đã gặp không ít khó khăn, trở ngại, nảy sinh nhiều bất cập bởi nhiều qui phạm chưa dự trù hết các tình huống trên thực tế , nhiều nội dung còn chưa hợp lí, chưa rõ ràng, cơ chế thực hiện, giải quyết các kiện cáo, tranh chấp về Bồi thường ngoài hợp đồng chưa thực sư đem lại hiệu quả.

2.      Những tồn tại và hạn chế.

     Một trong những tồn tại và hạn chế lớn nhất của pháp luật về Bồi thường ngoài hợp đồng trong BLDS và các văn bản hướng dẫn thi hành  hiện nay chính là sự thiếu hụt rất nhiều qui định hoặc qui định còn quá chung chung, không rõ ràng dẫn đến khó khăn trong áp dụng của toàn hệ thống pháp luật. Cụ thể như sau:

2.1. Các qui định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung.

        Các qui định về Bồi thường thiệt hại nói chung hiện đang gặp một số vấn đề, vướng mắc như:

       Về nguyên tắc bồi thường, khoản 2 Điều 605 BLDS và  Nghị quyết số 03/2006/NQ – HĐTP ngày 8/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có qui định về mức giảm bồi thường khi do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. Tuy nhiên, các qui định này còn rất chung chung, chưa cụ thể hóa số tiền được giảm là bao nhiêu, điều này có thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật ở các nơi không thống nhất. 

       Về thời hiệu khởi kiện. Điều 607 qui định thời hiệu khởi kiện bồi thường thiệt hại là hai năm kể từ  ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm không quá dài cũng không quá ngắn đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm hại. Tuy nhiên, quy định về thời hiệu khởi kiện như trên sẽ không đảm bảo nguyên tắc bồi thường “toàn bộ và kịp thời” trong một số trường hợp đặc biệt khi hậu quả của hành vi xâm phạm không phải hai năm mới biểu hiện hết ra được. Ví dụ: Công ty sản xuất bột ngọt VEDDAN xả thải ra môi trường từ những năm 1994 – 1995 gây hậu quả ô nhiễm nặng nề cho nguồn nước, nguồn đất... nhưng phải đến hơn mười năm sau (năm 2006) Bộ Tài nguyên môi trường mới phát hiện ra những hậu quả nặng nề do công ty gây ra.

         Về cách xác định thiệt hại. Việc xác định tổn thất về tinh thần hiện nay thường không có cơ sở, các tòa án thường dựa vào thực tế sự việc để quyết định nên thường mỗi tòa đưa ra một hướng giải quyết khác nhau. Tổn thất tinh thần là khái niệm trìu tượng vì vậy cần đưa ra cơ sở để xác định mức tổn thất tinh thần trong từng trường hợp cụ thể.

Mặt khác, việc xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm còn bất cập. Theo quy định của BLDS 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì khoản chi phí mai táng phí được liệt kê cụ thể và Tòa án khi xét xử có thể dựa vào đó để xác định. Tuy nhiên, nếu dựa vào các chi phí cụ thể do thân nhân bị hại đưa ra như tiền mua áo quan, hoa lễ, khăn xô, ... thì cũng cần phải thấy rằng giá cả của các loại đồ tang lễ này trên thị trường sẽ khác nhau. Thêm nữa, việc xác định khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng hiện cũng không có căn cứ cụ thể nên khi áp dụng pháp luật có sự không thống nhất. Thông thường, để đưa ra mức cấp dưỡng này, Tòa án thường dựa vào hoàn cảnh kinh tế gia đình cũng như mức thu nhập bình quân để quyết định. Một số trường hợp, khi xét xử Hội đồng xét xử lại dựa vào mức lương tối thiểu để xác định mức cấp dưỡng, có trường hợp thì lại xác định mức cụ thể.

2.2.Các qui định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra.

       Thứ nhất, những quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 chưa phân biệt được trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra có liên quan đến tài sản và trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại. Đặc điểm riêng biệt của 2 trường hợp đó là một bên có lỗi do nguyên nhân gây ra thiệt hại xuất phát từ hành vi của con người và một bên không thể xác định được lỗi do nguyên nhân gây ra thiệt hại xuất phát từ tài sản - vật vô tri, vô giác. Các quy định của các Điều 623, 625, 626 và 627 đều chưa tách biệt được sự khác nhau giữa vai trò của người chịu trách nhiệm quản lý, trông coi, sử dụng tài sản với chủ sở hữu của tài sản, do vậy không xác định thống nhất nguyên tắc khi nào thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về từng chủ thể cụ thể.

       Thứ hai, Bộ luật Dân sự năm 2005 chưa xây dựng được các điều kiện cụ thể để xác định trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại, nên chưa có sự thống nhất về nội dung trong các trường hợp bồi thường thiệt hại do các tài sản cụ thể gây ra như: (i) Không rõ vấn đề có lỗi hay không có lỗi của chủ sở hữu khi cây cối, súc vật, nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra trong khi Điều 623 quy định cụ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không cần yếu tố lỗi; (ii) Không quy định về trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra nếu thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng giống như quy định đối với thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ, do súc vật và do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra.

        Thứ ba, Bộ luật Dân sự năm 2005 chưa xác định cụ thể chủ thể phải bồi thường thiệt hại khi tài sản gây ra thiệt hại. Cách xác định chủ sở của tài sản gây thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành còn nhiều bất cập khi liên quan đến tài sản có đăng ký quyền sở hữu. Theo quy định của Điều 168  Bộ luật Dân sự năm 2005, thì thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu là thời điểm sang tên. Do vậy, người nào đứng tên trên giấy tờ đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản được khẳng định là chủ sở hữu của tài sản và là người phải chịu trách nhiệm khi tài sản đó gây ra thiệt hại. Thực tiễn các giao dịch dân sự lại phát triển theo một chiều hướng khác, đó là nhiều tài sản có đăng ký quyền sở hữu như ô tô, xe máy, nhà cửa… được mua bán trao tay (không hợp đồng viết tay, cũng không sang tên) hoặc có lập hợp đồng mua bán, tặng cho, hay có sự kiện thừa kế theo pháp luật hay có di chúc nhưng tài sản đó lại chưa được làm thủ tục sang tên cho người mua, người được tặng cho, được thừa kế, thì chủ sở hữu đối với tài sản đó là người đang đứng tên trên giấy tờ sở hữu hay người mua, người được tặng cho, được thừa kế?

      Thứ tư, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã thu hẹp phạm vi điều chỉnh của pháp luật trong trường hợp quy định về đối tượng tài sản gây ra thiệt hại và còn giới hạn thiếu căn cứ về khả năng tài sản có thể gây ra thiệt hại. Các quy định của pháp luật hiện hành còn thiếu quy định có tính chất chung nhất cho tất cả các trường hợp khi đối tượng gây ra thiệt hại là tài sản, chứ không phải là hành vi trái pháp luật và có lỗi của con người. Mới có 4 trường hợp tài sản gây ra thiệt hại được điều chỉnh đó là súc vật, cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng và nguồn nguy hiểm cao độ… nếu gà, vịt, chim, rắn, ong nuôi… gây ra thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được áp dụng dựa trên căn cứ nào, trong khi chúng cũng chính là tài sản. 

     Thứ năm, chưa có cơ chế  hỗ trợ để bảo vệ người bị thiệt hại khi tài sản gây ra thiệt hại là tài sản vô chủ hay tài sản gây ra thiệt hại do sự kiện bất khả kháng.

    Thứ sáuchưa xác định rõ trách nhiệm bồi thường của các cơ quan quản lý công trình công cộng, tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước ( công trình xây dựng, cây xanh, cầu đường, đường dây điện thoại, đường dây tải điện, hố ga, tường bao, rào chắn, gia súc, thú dữ…). Đây là nguyên nhân khiến nhiều vụ việc liên quan đến tài sản của Nhà nước gây thiệt hại lớn cho nhân dân nhưng không được bồi thường hoặc được bồi thường nhưng không kịp thời và không thoả đáng. Ví dụ như: sập cầu ở tỉnh Cần thơ; sập trần thượng của khách sạn Hoàng Hà ở thành phố Đà nẵng; Đàn voi ở Bản Knông Đắc lắc làm hổng nhà, phá hoa màu, sập cầu treo Chu Va tại Lai Châu...

2.3.Các qui định về trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

      Mặc dù Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành bộ luật này (như Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP) đều dành ra những quy định riêng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, tuy nhiên vẫn còn nhiều quy định bất cập, gây ra những tranh cãi, quan điểm khác nhau trên thực tế áp dụng. Sau đây là một số quy định mà thời gian qua, nhiều nhà lập pháp cho là bất cập, cần sửa đổi, hoàn thiện:

    Thứ nhất, khái niệm về nguồn nguy hiểm cao độ được qui định trong BLDS chỉ mang tính liệt kê,do đó chưa đầy đủ và thống nhất bới các văn bản pháp luật khác.

    Thứ hai, Về điều kiện áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Hiện nay chưa có quy định nào phân định cụ thể: khi nào áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và khi nào áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra dẫn đến có những cách hiểu và áp dụng không thống nhất trên thực tế. Thực tiễn cho thấy khi xét xử, nhiều trường hợp cứ thấy thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ là áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, bất kể nguyên nhân gây thiệt hại là do con người hay do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 

     Thứ baliên quan đến việc chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ, hiện nay, pháp luật dân sự mới chỉ dự liệu những nguồn nguy hiểm cao độ được chuyển giao thông qua các giao dịch dân sự như thuê, mượn, cầm cố, thế chấp mà chưa dự liệu trường hợp khi chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao kết hợp đồng mua bán nhưng người mua chưa hoàn tất thủ tục sang tên nhưng đã sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ, gây thiệt hại cho những người xung quanh thì trách nhiệm lúc này thuộc về người bán hay người mua.

   Thứ tư, pháp luật chưa có quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với những thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ trong tự nhiên gây ra cho các chủ thể khác; Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong trường hợp cơ quan Nhà nước chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức để phục vụ lợi ích công cộng như: trưng dụng, tạm giữ…

3.      Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế.

      Hệ thống văn bản pháp luật về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã được rà soát, sửa đổi, bổ sung nhưng chưa kịp thời và đầy đủ. Văn bản hướng dẫn thi hành về Trách nhiệm bồi thường ra đời nhưng nhiều nội dung vẫn còn quá chung chung, gây khó khăn cho quá trình áp dụng và giải quyết các vụ việc không triệt để.

      Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, việc áp dụng pháp luật của Tòa án, các cơ quan có thẩm quyền  cấp cơ sở còn yếu, từ đó dẫn tới tình trạng áp dụng pháp luật không thống nhất.

III, MỘT SỐ GIẢI PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG NGOÀI HỢP ĐỒNG

1.      Về phương diện lập pháp.

 Để hoàn thiện hệ thống pháp luật về bồi thường thiệt hại theo hướng đầy đủ và hiệu quả cao, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số Điều như sau:

Thứ nhất, về các qui định Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung:

-Một là, cần hoàn thiện nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bằng cách quy định số tiền được giảm bồi thường tối đa một cách cụ thể.

-Hai là,  để khắc phục những bất cập về thời hiệu khởi kiện để yêu cầu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần bổ sung thêm những trường hợp đặc thù mà thời hiệu khởi kiện có thể kéo dài hơn theo từng trường hợp cụ thể. Theo đó,  Điều 607 có thể bổ sung như sau: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm trừ trường hợp pháp luật quy định khác.”

Ba là, cần đưa ra ra cơ sở để xác định mức tổn thất tinh thần trong từng trường hợp cụ thể bởi khái niệm này vẫn còn khá trừu tượng. Mặt khác, cũng cần phải xác định cụ thể mức tổi thiểu và mức tối đa của các khoản tiền liên quan đến chi phí mai táng trong trường hợp thiệt hại về tính mạng bị xâm hai gây ra, các chi phí cụ thể do thân nhân bị hại đưa ra như khoan tien chi phi ma chay,  mai táng .. hiện có giá chênh lệch trên thị trường.

Ngoài ra, pháp luật được áp dụng thống nhất cần cụ thể hóa khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc đưa ra các căn cứ  cụ thể để xác định khoản tiền bồi thường này

Thứ hai, về các qui định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra:

-Một là, Bộ luật Dân sự năm 2005 cần khắc phục những quy định thiếu rõ ràng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật liên quan đến tài sản gây ra và trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại để tạo nên sự thống nhất trong quy định về thực tiễn áp dụng pháp luật, góp phần làm ổn định và lành mạnh hoá các quan hệ dân sự.

-Hai là, Bộ luật Dân sự năm 2005 cần có quy định về nguyên tắc chung để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại và những trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại để đảm bảo tính thống nhất trong mọi trường hợp khi tài sản là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

- Ba là, pháp luật dân sự cần xác định rõ hai thời điểm liên quan đến việc xác định quyền sở hữu đối với tài sản, đó là thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản từ người bán, người tặng cho, người cho vay, người để lại di sản thừa kế cho những người mua, người được tặng cho, người vay, người được thừa kế là thời điểm có hiệu lực pháp lý của những giao dịch đó. Kể từ thời điểm đó thì người mua, người được tặng cho, được thừa kế đã có đầy đủ các quyền đối với tài sản cũng như phải chịu trách nhiệm đối với tài sản. Do vậy, người mua, người được tặng cho tài sản thông qua một giao dịch đã phát sinh hiệu lực, thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản đó gây ra ngay cả khi chưa đứng trên chủ sở hữu trên giấy tờ đăng ký quyền sở hữu của tài sản. Thời điểm tiếp theo cần phải được xác định đó là thời điểm hoàn tất thủ tục sang tên cho người mua, người được tặng cho, được thừa kế. Kể từ thời điểm này, thì người mua, người được tặng cho, được hưởng thừa kế có quyền chính thức để xác lập các giao dịch chuyển quyền sở hữu tiếp theo trên tài sản đó. Như vậy, trong hai thời điểm trên, thì trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại được phát sinh kể từ thời điểm thứ nhất (thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản) chứ không phải là thời điểm sang tên đối với tài sản.

- Bốn là, cần định rõ trách nhiệm bồi thường của các cơ quan trực tiếp quản lý công trình công cộng, tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. VD: Chi cục kiểm lâm tại các tỉnh, thành phố trực thuộc TW trực tiếp quản lý lâm sản trên địa bàn (căn cứ vào Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/03/2006, Quyết định 22/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghệp và phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan kiểm lâm,…

- Năm là, cần có cơ chế hỗ trợ để bảo vệ người bị thiệt hại khi tài sản gây ra thiệt hại là tài sản vô chủ hay tài sản gây ra thiệt hại do sự kiện bất khả kháng.   

Thứ ba, về các qui định trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:

-Một là, không nên định nghĩa nguồn nguy hiểm cao độ theo hướng liệt kê mà chỉ cần xác định tiêu chí chung để được coi là nguồn nguy hiểm cao độ.

- Hai là, cần có quy định rõ ràng về việc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ phát sinh khi thiệt hại là do sự tác động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

- Ba là, cần phân định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp chủ sở hữu đã chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác chiếm hữu, sử dụng, cụ thể là trường hợp chuyển giao theo quan hệ lao động và chuyển giao theo quan hệ dân sự.

- Bốn là, Pháp luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với những thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ trong tự nhiên gây ra cho các chủ thể khác; Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong trường hợp cơ quan Nhà nước chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức để phục vụ lợi ích công cộng như: trưng dụng, tạm giữ…

2.      Về cơ chế giải quyết bồi thường ngoài hợp đồng    

Theo qui định của BLDS năm 2005, người bị thiệt hại có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền hoặc tòa án giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Bởi vậy, cần phải có các văn bản mang tính thống nhất, rõ ràng về thẩm quyền cũng như cơ chế phối hợp để giải quyết giữa các cơ quan, đồng thời qui định rõ mức độ liên đới chịu trách nhiệm của cơ quan các cấp trong trường hợp cán bộ công chức Nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước có hành vi gây thiệt hại. Mặt khác, thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát và xử lí nghiêm minh các hành vi trốn tránh trách nhiệm khi gây ra thiệt hại của các chủ thể nói trên.

3.      Hoạt đồng tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của nhân dân, cán bộ Nhà nước về BLDS và qui định Trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng.  

 Tăng cường hoạt động tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật dưới nhiều hình thức tại cấp cơ sở như tổ chức các cuộc thi, các buổi meeting tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiên thông tin đại chúng... nhằm nâng cao hiểu biết của người dân nói chung về các qui định pháp luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Từ đó, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của từng công dân với quyền dân sự của người khác và đối với lợi ích chung của xã hội.

   Đồng thời tổ chức nhiều khóa học, các buổi trao đổi trong nghành để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cũng như chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước, Tòa án hiện nay – những người trực tiếp thực thi các qui định của pháp luật về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trên thực tế./.

 

 

Các tin tức cùng loại:
Nữ luật sư "có duyên" với các vụ án oan thế kỷ.   (Lượt xem: 4231) Nữ bị cáo kêu oan, nói bị đe dọa và ép cung   (Lượt xem: 4204) Từ 10-10-2018 nhiều thay đổi trong thủ tục đăng ký doanh nghiệp   (Lượt xem: 4075)
Luật Pháp....Pháp luật
Tại Hà Nội
 
Địa chỉ: Phòng  312 tòa nhà HITC , 239 Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
 
Điện thoại: 0913 512 688 hoặc 098 63 63 199
 
Email: Conglyviet89@gmail.com
 
Website: www.conglyviet.com
Tại Quảng Ninh
 
Địa chỉ: Số 1090 đường Hạ Long, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
 
Điện thoại: 0913 512 688 hoặc 098 63 63 199
 
Email: Conglyviet89@gmail.com
 
Website: www.conglyviet.com

 

 
Đặt làm trang chủ
fake louis vuitton australia fake louis vuitton belt Louis Vuitton Replica canal street fake bags LOUIS VUITTON sunglasses replica replica Louis Vuitton supreme Backpack louis vuitton artsy replica louis vuitton messenger bag replica louis vuitton wallet replica louis vuitton duffle bag replica louis vuitton shoes replica best louis vuitton wallet replica Replica Louis Vuitton sunglasses fake Louis Vuitton shoes louis vuitton neverfull replica replica louis vuitton wallet replica louis vuitton luggage fake louis vuitton belt fake louis vuitton tas kopen fake louis vuitton tas kopen louis vuitton outlet nederland Louis Vuitton Pas Cher sac louis vuitton contrefacon sac louis vuitton pas cher chine replique Sac Louis Vuitton Sac louis vuitton pas cher chine replique Louis Vuitton imitation louis vuitton sac louis vuitton pas cher chine faux sac louis vuitton imitaciones louis vuitton espa?a bolsos louis vuitton outlet louis vuitton outlet espa?a borse louis vuitton imitazioni borse false louis vuitton napoli imitazioni louis vuitton borse false louis vuitton borse louis vuitton imitazioni perfette online Gef?lschte Louis Vuitton Taschen Türkei louis vuitton imitate kaufen Louis Vuitton China online Shop louis vuitton imitate kaufen louis vuitton imitate kaufen imitation sac hermes gucci replica dior saddle bag replica Replica Fendi Backpacks replica goyard replica goyard Replica hermes Evelyne replique sac hermes replique sac ysl Sac chanel pas cher chine replique sac chanel handbags replica Australia borse gucci imitazioni borse gucci imitazioni cheap hermes bags from china hermes evelyne replica chanel replica sac hermes pas cher Sac gucci pas cher chine Hermes replica uk Replica Gucci Bags replica gucci belts chanel replica cartier schmuck replica deutschland van cleef replica Bvlgari B.ZERO1 replica fake bvlgari ring bracelet love Cartier replique cartier love ring replica cartier trinity ring replica Cartier bracelet replica cartier love bracelet replica 1:1 cartier ring replica fake chanel shoes cheap chanel shoes fake chanel sneaker replique louboutin fake gucci shoes Best Fake Jordan 1 kobe bryant jersey youth louis vuitton wallet replica Louis Vuitton replica louis vuitton sling bag replica chanel imitazioni perfette sac louis vuitton pas cher chine louis vuitton wallet replica fake louis vuitton crossbody louis vuitton messenger bag replica louis vuitton duffle bag replica gucci shoes replica replica Gucci bag replica gucci handbags louis vuitton backpack replica sac hermes pas cher chine faux portefeuille louis vuitton Louis Vuitton Replica Gucci shoes Replica van cleef replica fake cartier ring juste un clou replica juste un clou bracelet replica gucci imitazioni gucci fake kaufen Imitation sac de luxe pas cher fake louis tasche kaufen destockage louis vuitton paris fake louis vuitton backpack best fake louis bag Neverfull replica chanel shoes replica louis vuitton wallet replica Sac goyard imitation louis vuitton backpack replica sac louis vuitton solde louis vuitton backpack replica replica hermes Carteras Louis Vuitton imitacion precios Borse louis vuitton imitazioni cinesi Replica YSL wallets Gucci belt Replica cartier bracelet replica louis vuitton backpack replica replica gucci belt Louis Vuitton replica réplique louis vuitton imitazioni borse louis vuitton louis vuitton duffle bag replica louis vuitton wallet replica hermes replica Dior Book Tote replica lebron james jersey youth canada goose replica fake louis vuitton backpack louis vuitton replica australia Bracciale Cartier love falso fake louis vuitton hobo louis vuitton pochette replica moncler replica louis vuitton replica shoes Goyard replica louis vuitton outlet belgie Dior Book Tote replica cartier love bracelet replica 1:1 louis vuitton replica louis vuitton fake louis vuitton replica replica cartier love bracelet Cartier bracelet replica replica Louis Vuitton shoes louis vuitton shoes replica replica Louis Vuitton shoes Cartier Juste un Clou Bracelet Replica Louis Vuitton wallet replica imitazioni borse louis vuitton Fendi Peekaboo Bags replica michael jordan jersey youth Fendi Peekaboo Bags replica Gucci Ophidia replica Gucci Sylvie replica louis vuitton nano speedy replica louis vuitton speedy replica fake louis vuitton neonoe louis vuitton graceful replica louis vuitton croisette replica louis vuitton favorite replica louis vuitton Capucines replica louis vuitton pochette replica louis vuitton petit palais replica